Bệnh Thối Rễ Đen: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Khắc Phục

Bệnh Thối Rễ Đen: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Khắc Phục

Bệnh thối rễ đen là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm đối với cây trồng, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt và thiếu thoáng khí. Hậu quả của bệnh thối rễ đen không chỉ làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây chết cây nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Hãy cùng Phong Garden theo dõi bài viết này để tìm hiểu căn bệnh trên của cây trồng nhé!

Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Cây Bị Bệnh Thối Rễ Đen

Nguyên nhân

Nấm và vi khuẩn: Fusarium, Rhizoctonia, Pythium, Phytophthora là những tác nhân, vi sinh vật chính gây bệnh thối rễ đen. Nấm và vi khuẩn xâm nhập vào rễ cây qua các vết thương, vết nứt hoặc do điều kiện đất trồng ẩm ướt, thiếu oxy.

Điều kiện môi trường:

  • Độ ẩm cao: Nước đọng trong đất trong thời gian dài tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Thoát nước kém: Đất trồng thoát nước kém khiến rễ cây bị úng nước, tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn tấn công.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ cao hoặc thấp đột ngột cũng có thể làm suy yếu sức đề kháng của cây, khiến cây dễ bị bệnh thối rễ đen hơn.

Yếu tố khác:

  • Bón phân không hợp lý: Bón phân quá nhiều hoặc thiếu cân bằng dinh dưỡng có thể làm giảm sức đề kháng của cây.
  • Cây bị cấy ghép: Vết thương hở sau khi cấy ghép tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng dụng cụ làm vườn không vệ sinh: Dụng cụ làm vườn bẩn có thể mang mầm bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe.
Đọc Thêm »  Tác Dụng Của Tro Trấu Đối Với Cây Trồng & Đời Sống
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Cây Bị Bệnh Thối Rễ Đen
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Cây Bị Bệnh Thối Rễ Đen

Dấu hiệu nhận biết

Dưới tán lá:

  • Cây sinh trưởng chậm, còi cọc: So với những cây khỏe mạnh cùng loại, cây bị bệnh thối rễ đen thường có tốc độ phát triển chậm hơn hẳn. Lá cây có thể nhỏ, úa vàng và rụng nhiều đây cũng coi như là dấu hiệu của cây sắp chết.
  • Cành nhánh yếu ớt, dễ gãy: Do bộ rễ bị thối rữa, cung cấp không đủ dinh dưỡng và nước cho cây, các cành nhánh của cây sẽ trở nên yếu ớt, dễ gãy rụng, đặc biệt khi có gió mạnh hoặc va chạm.
  • Nụ hoa, quả non rụng: Cây bị bệnh thối rễ đen thường không thể nuôi dưỡng nụ hoa và quả non, khiến chúng rụng sớm.

Bộ rễ:

  • Rễ cây chuyển màu nâu hoặc đen: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết cây bị bệnh thối rễ đen. Rễ cây bị bệnh sẽ chuyển từ màu trắng ngà sang màu nâu hoặc đen, có thể bị teo tóp, thối rữa và dễ dàng bóc tách khỏi thân cây.
  • Rễ cây dễ bị bong tróc khỏi thân cây: Do rễ bị thối rữa, khả năng bám dính vào thân cây sẽ giảm đi, khiến rễ dễ dàng bong tróc khi tác động nhẹ.

Dấu hiệu khác:

  • Cây có thể bị héo úa đột ngột: Đặc biệt là vào ban ngày trời nóng, khi nhu cầu nước của cây cao nhưng bộ rễ bị thối rữa không thể cung cấp đủ, cây sẽ có thể bị héo úa đột ngột.
  • Nấm mốc có thể xuất hiện trên bề mặt đất hoặc cổ rễ: Nấm mốc là dấu hiệu cho thấy môi trường đất ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn phát triển và gây bệnh thối rễ đen.
Đọc Thêm »  Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Comcat An Toàn, Hiệu Quả

Làm Cách Nào Để Cứu Cây Bị Thối Rễ Đen?

Bệnh thối rễ đen là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây hại cho nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, bạn có thể cứu sống cây. Dưới đây là các bước hướng dẫn:

  • Bước 1: Nhổ cây ra khỏi chậu hoặc đất một cách cẩn thận để tránh làm hư hại thêm rễ. Sử dụng dao hoặc kéo sắc đã khử trùng để cắt bỏ những phần rễ bị thối đen, mềm nhũn. Chỉ giữ lại những phần rễ còn khỏe mạnh, có màu trắng và chắc.
  • Bước 2: Ngâm rễ cây trong dung dịch khử trùng nhẹ (nước pha loãng với chút thuốc kháng nấm hoặc Hydro Peroxide) trong khoảng 10-15 phút để tiêu diệt vi khuẩn và nấm còn sót lại. Rửa sạch chậu trồng bằng xà phòng và nước nóng, sau đó phơi khô để đảm bảo không còn vi khuẩn hoặc nấm mốc.
  • Bước 3: Sử dụng đất trồng mới, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể pha trộn đất với cát, tro trấu hoặc perlite để tăng khả năng thoát nước. Đặt một lớp đá nhỏ hoặc sỏi dưới đáy chậu để đảm bảo thoát nước tốt hơn.
  • Bước 4: Trồng lại cây vào chậu mới hoặc đất đã được cải tạo, nhẹ nhàng nén đất xung quanh rễ để giữ cây đứng vững. Tưới nước vừa đủ để làm ẩm đất, tránh tưới quá nhiều để không gây ngập úng.
  • Bước 5: Chăm sóc kiểm tra độ ẩm của cây sau khi trồng lại và đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ. Kiểm tra định kỳ tình trạng rễ và đất để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.
Đọc Thêm »  Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Cây Thiếu Nắng & Cách Khắc Phục

Kết Luận

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu biết đúng đắn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết, cùng với các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh thối rễ đen. Qua đó, giúp bạn có thể bảo vệ cây trồng và duy trì vườn cây khỏe mạnh hơn.